XÂY DỰNG NHÓM CHỈ TIÊU KIỂM KÊ KHAI THÁC SỬ DỤNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT

 

Tổng lượng nước dưới đất hàng năm được khai thác, sử dụng trung bình trong kỳ thống kê là lượng nước dưới đất W (m3) tổng cộng hàng năm được khai thác sử dụng trung bình trong kỳ thống kê để phục vụ yêu cầu của các ngành sử dụng nước như: nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản, sinh hoạt…

Việc tính toán tổng lượng nước mưa, nước mặt, nước dưới đất hàng năm được khai thác, sử dụng phù hợp với công tác đánh giá quy hoạch tài nguyên nước hiện nay, công việc tính toán này được thực hiện liên tục thành chuỗi số liệu giúp cho các nhà quản lý thực hiện tốt nhất việc đánh giá, theo dõi diễn biến, lập báo cáo hiện trạng tài nguyên nước, hoạch định chính sách, chiến lược tài nguyên nước, nâng cao nhận thức cộng đồng về tài nguyên nước.

Từ tổng lượng nước dưới đất hàng năm được khai thác, sử dụng và tổng lượng nước dưới đất tiềm năng có thể khai thác được giúp các nhà quy hoạch và người dân biết được khả năng cung cấp và đề ra việc thực hiện biện pháp tối ưu cho ngành kinh tế của mình.

Tại Việt Nam hiện nay thường sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê để tính toán tổng lượng nước mặt, nước dưới đất hàng năm được khai thác, sử dụng. Khi sử dụng phương pháp này, đối tượng sử dụng nước được chia làm hai nhóm:

Ngành sử dụng nước: đối tượng này sau khi sử dụng nước không làm biến đổi về chất, thành phần của nước và không tiêu hao về lượng như: thủy điện, du lịch, giao thông, thủy sản…

Ngành tiêu hao nước: đối tượng này sau khi sử dụng nước, nước bị tiêu hao về lượng và thay đổi về thành phần của nước như: nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, xây dựng…

Tổng lượng nước khai thác sử dụng bằng tổng lượng nước ngành sử dụng nước và tiêu hao nước khai thác và sử dụng, tuy nhiên chưa xác định được tỷ lệ sử dụng nước mặt, nước dưới đất so với tổng lượng nước khai thác sử dụng.

Phương pháp tính toán, thống kê: Muốn tính toán, thống kê được tổng lượng nước khai thác sử dụng hàng năm trung bình thời kì thống kê phải tính toán, thống kê được tổng lượng nước mưa sử dụng hàng năm trung bình thời kì thống kê, tổng lượng nước mặt sử dụng hàng năm trung bình thời kì thống kê và tổng lượng nước dưới đất sử dụng hàng năm trung bình thời kì thống kê

1. Nhóm chỉ tiêu kiểm kê khai thác sử dụng nước dưới đất

Tổng lượng nước dưới đất hàng năm được khai thác, sử dụng trung bình trong kỳ thống kê là lượng nước dưới đất W(m3) tổng cộng hàng năm được khai thác sử dụng trung bình trong kỳ thống kê để phục vụ yêu cầu của các ngành sử dụng nước như: nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản, sinh hoạt…

Việc tính toán tổng lượng nước mưa, nước mặt, nước dưới đất hàng năm được khai thác, sử dụng phù hợp với công tác đánh giá quy hoạch tài nguyên nước hiện nay, công việc tính toán này được thực hiện liên tục thành chuỗi số liệu giúp cho các nhà quản lý thực hiện tốt nhất việc đánh giá, theo dõi diễn biến, lập báo cáo hiện trạng tài nguyên nước, hoạch định chính sách, chiến lược tài nguyên nước, nâng cao nhận thức cộng đồng về tài nguyên nước.

Từ tổng lượng nước dưới đất hàng năm được khai thác, sử dụng và tổng lượng nước dưới đất tiềm năng có thể khai thác được giúp các nhà quy hoạch và người dân biết được khả năng cung cấp và đề ra việc thực hiện biện pháp tối ưu cho ngành kinh tế của mình.

Tại Việt Nam hiện nay thường sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê để tính toán tổng lượng nước mặt, nước dưới đất hàng năm được khai thác, sử dụng. Khi sử dụng phương pháp này, đối tượng sử dụng nước được chia làm hai nhóm:

Ngành sử dụng nước: đối tượng này sau khi sử dụng nước không làm biến đổi về chất, thành phần của nước và không tiêu hao về lượng như: thủy điện, du lịch, giao thông, thủy sản…

Ngành tiêu hao nước: đối tượng này sau khi sử dụng nước, nước bị tiêu hao về lượng và thay đổi về thành phần của nước như: nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, xây dựng…

Tổng lượng nước khai thác sử dụng bằng tổng lượng nước ngành sử dụng nước và tiêu hao nước khai thác và sử dụng, tuy nhiên chưa xác định được tỷ lệ sử dụng nước mặt, nước dưới đất so với tổng lượng nước khai thác sử dụng.

1.1.  Tổng lượng nước dưới đất hàng năm được khai thác, sử dụng trung bình kỳ thống kê

Để xây dựng công trình khai thác nước phải thực hiện thăm dò đánh giá trữ lượng xếp vào các cấp: A, B, C1 và C2. Trữ lượng cấp A và B là cấp công nghiệp được dùng để xây dựng công trình khai thác tập trung, cấp C1 chỉ dùng xây dựng các công trình khai thác đơn lẻ. Trên cơ sở kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng, các cơ quan quản lý cấp giấy phép khai thác. Khai thác nước dưới đất chỉ được thực hiện khi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép. Chủ sở hữu công trình khai thác nước dưới đất có trách nhiệm đo đạc và báo cáo định kì hàng năm kết quả khai thác cho các cơ quan quản lý theo quy định.

Để tính toán, thống kê tổng lượng nước dưới đất khai thác, sử dụng hàng năm trên lưu vực sông, đơn vị hành chính cấp tỉnh và cả nước thì phải tính toán, thống kê được số lượng các công trình và giếng khoan khai thác; lưu lượng khai thác trong thời kì thống kê, lưu lượng khai thác bình quân ngày, tỷ lệ so với trữ lượng đã được điều tra đánh giá và cấp phép.

1.2. Tỷ lệ % lượng nước dưới đất được khai thác, sử dụng hàng năm so với tổng trữ lượng có thể khai thác trung bình trong kỳ thống kê

Việc tính toán tỷ lệ % lượng nước dưới đất được khai thác, sử dụng hàng năm so với tổng trữ lượng có thể khai thác trung bình trong kỳ thống kê mang tính chính xác giúp cho các nhà quản lý thực hiện tốt nhất việc đánh giá, theo dõi diễn biến, lập báo cáo hiện trạng tài nguyên nước dưới đất, hoạch định chính sách, chiến lược tài nguyên nước dưới đất, nâng cao nhận thức cộng đồng về tài nguyên nước dưới đất.

Từ tỷ lệ % lượng nước dưới đất được khai thác, sử dụng hàng năm so với tổng trữ lượng có thể khai thác trung bình trong kỳ thống kê, chúng ta sẽ biết được khả năng đủ cung cấp nước dưới đất hay còn thiếu, từ đó đề ra được biện pháp thích hợp để sử dụng tài nguyên nước dưới đất hợp lý.

1.3. Số lượng các công trình khai thác nước dưới đất có lưu lượng khai thác từ 500 m3/ngày đêm trên lưu vực sông và lưu lượng khai thác

Hoạt động sử dụng khai thác của con người trên lưu vực sông, đặc biệt là khai thác nước ngầm, có ảnh hưởng lớn đến trữ lượng và phân phối trữ lượng nước ngầm của lưu vực. Do đó, việc thống kê số lượng các công trình khai thác nước dưới đất có lưu lượng khai thác 500 m3/ngày đêm trên lưu vực sông và lưu lượng khai thác là vô cùng cần thiết.

Kiểm kê hiện trạng khai thác sử dụng nước dưới đất được thực hiện trên cơ sở kiểm kê theo số lượng công trình và lượng nước khai thác sử dụng cho các mục đích (sinh hoạt đô thị, sinh hoạt nông thôn, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất công nghiệp, sử dụng cho thủy điện và các mục đích khác).

Kiểm kê số lượng công trình khai thác sử dụng nước dưới đất bao gồm tổng hợp thông tin về tên công trình, loại hình, vị trí lấy nước (xã, huyện, tỉnh, tọa độ x, y), loại hình khai thác (giếng khoan, khác), mục đích khai thác, giấy phép khai thác tài nguyên nước.

1.4 Phân phối lượng nước khai thác sử dụng nước dưới đất

a. Đề xuất một số biểu mẫu kiểm kê khai thác sử dụng nước dưới đất

Việc tổng hợp thông tin, số liệu thực hiện theo Biểu 1 và Biểu 2 tại mẫu bảng dưới đây:

Bảng 1. Danh mục công trình khai thác sử dụng nước dưới đất

S

TT

Mã sông/ mã nguồn nước

Tên

Mục đích sử dụng

Quy mô giấy phép

Không giấy phép

Vị trí công trình

Sinh hoạt: đô thị, nông thôn

Sản xuất nông nghiệp

Nuôi trồng thủy sản

Sản xuất công nghiệp

Thủy điện

Mục đích khác

Bộ TNMT cấp

Địa phương cấp

Huyện

Tỉnh

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

 

Lưu

Vực A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I.1

 

Sông A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

Công

trình A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

Công

trình B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I.2

 

Hồ

chứa A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Công

trình A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Công

trình B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 2. Phân phối lượng nước khai thác sử dụng nước dưới đất

STT

Mã sông/ Mã nguồn nước

Tên

Lượng khai thác sử dụng (tỷ m3)

Tổng lượng khai thác sử dụng

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Kỳ kiểm kê

Kỳ trước

Thay đổi

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

 

Lưu Vực A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I.1

 

Công trình A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Công trình B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.  

2. Nguyên tắc lựa chọn chỉ tiêu tài nguyên nước

Các chỉ tiêu kiểm kê tài nguyên nước được lựa chọn theo một số nguyên tắc dưới đây:

- Tính khoa học: Phản ánh đặc điểm của tài nguyên nước dưới đất; khả năng và hiện trạng khai thác, sử dụng; tình hình ô nhiễm nguồn nước…

- Tính thực tiễn: Có số liệu/tài liệu để xác định, phương pháp tính toán dễ áp dụng, không phức tạp, đòi hỏi nhiều số liệu, tư liệu.

Tùy theo tình hình số liệu, tư liệu hiện có cũng như yêu cầu của phát triển tài nguyên nước mà lựa chọn các chỉ tiêu tài nguyên nước cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội.

 

Phòng Quy hoạch và Dự báo tài nguyên nước

 VienKHTNN.Core - VienKHTNN_SuKien

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

ĐIỀU KIỆN CẤP GIẤY PHÉP TÀI NGUYÊN NƯỚC

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 02/2023/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài ...

QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN NƯỚC THỜI KỲ 2021 - 2030: ƯU TIÊN BẢO ĐẢM CẤP NƯỚC CHO SINH HOẠT

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định số 1622/QĐ-TTg ngày 27/12/2022 phê duyệt Quy hoạch tài nguyên ...

MỰC NƯỚC BIỂN DÂNG GÂY RA NHỮNG RỦI RO “KHÔNG TƯỞNG” CHO HÀNH TINH

Mực nước biển dâng gây ra những rủi ro “không thể tưởng tượng được” đối với hàng tỷ người trên ...

 VienKHTNN.Core - VienKHTNN_LienKet

 VienKHTNN.Core - VienKHTNN_AnPham_Phai

ẤN PHẨM NỔI BẬT

 Content Editor

 VienKHTNN.Core - VienKHTNN_BinhLuan

BÌNH LUẬN