1. Phân loại nhóm chỉ tiêu kiểm kê biến động nước mặt
TT
|
Chỉ tiêu kiểm kê
|
Phân tổ kiểm kê
|
|
Các chỉ tiêu kiểm kê biến động lượng nước mặt
|
|
1
|
Thời gian bắt đầu và kết thúc mùa lũ
|
Lưu vực sông/ vùng, tỉnh/Thành phố, cả nước
|
2
|
Thời gian bắt đầu và kết thúc mùa cạn
|
Lưu vực sông/ vùng, tỉnh/Thành phố, cả nước
|
3
|
Tỷ lệ biến động nước mặt từng tháng
|
Lưu vực sông/ vùng, tỉnh/Thành phố, cả nước
|
4
|
Tỷ số % tổng lượng dòng chảy mùa lũ so với tổng lượng dòng chảy năm
|
Lưu vực sông/ vùng, tỉnh/Thành phố, cả nước
|
5
|
Tỷ số % tổng lượng dòng chảy mùa cạn so với tổng lượng dòng chảy năm
|
Lưu vực sông/ vùng, tỉnh/Thành phố, cả nước
|
6
|
Tỷ số giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của dòng chảy năm
|
Lưu vực sông/ vùng, tỉnh/Thành phố, cả nước
|
7
|
Biên độ biến đổi giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của dòng chảy năm
|
Lưu vực sông/ vùng, tỉnh/Thành phố, cả nước
|
8
|
Tỷ lệ % của lượng dòng chảy ba tháng liên tục lớn nhất so với lượng dòng chảy năm
|
Lưu vực sông/ vùng, tỉnh/Thành phố, cả nước
|
9
|
Tỷ lệ % của lượng dòng chảy trung bình tháng lớn nhất so tháng với lượng dòng chảy năm
|
Lưu vực sông/ vùng, tỉnh/Thành phố, cả nước
|
10
|
Tỷ lệ % của lượng dòng chảy trung bình tháng của ba tháng liên tục nhỏ nhất so với lượng dòng chảy năm
|
Lưu vực sông/ vùng, tỉnh/Thành phố, cả nước
|
11
|
Hệ số điều tiết tự nhiên của dòng chảy
|
Lưu vực sông/ vùng, tỉnh/Thành phố, cả nước
|
12
|
Hệ số biến đổi Cv của dòng chảy năm
|
Lưu vực sông/ vùng, tỉnh/Thành phố, cả nước
|
13
|
Tỷ số % tổng lượng dòng chảy năm trung bình trong kỳ thống kê so với tổng lượng dòng chảy năm trung bình thời kỳ nhiều năm
|
Lưu vực sông/ vùng, tỉnh/Thành phố, cả nước
|
|
Các chỉ tiêu về biển đổi chất lượng nước mặt:
|
|
1
|
Tỷ số biến động của nhóm thông số pH
|
Lưu vực sông/ vùng, tỉnh/Thành phố, cả nước
|
2
|
Tỷ số biến động của nhóm thông số thuốc bảo vệ thực vật: bao gồm các thông số Aldrin, BHC, Dieldrin, DDTs (p,p’-DDT, p,p’-DDD, p,p’-DDE), Heptachlor & Heptachlorepoxide.
|
Lưu vực sông/ vùng, tỉnh/Thành phố, cả nước
|
3
|
Tỷ số biến động của nhóm thông số kim loại nặng: bao gồm các thông số As, Cd, Pb, Cr6+, Cu, Zn, Hg.
|
Lưu vực sông/ vùng, tỉnh/Thành phố, cả nước
|
4
|
Tỷ số biến động của nhóm thông số hữu cơ và dinh dưỡng: bao gồm các thông số DO, BOD5, COD, TOC, N-NH4, N-NO3, N-NO2, P-PO4.
|
Lưu vực sông/ vùng, tỉnh/Thành phố, cả nước
|
5
|
Tỷ số biến động của nhóm thông số vi sinh: bao gồm các thông số Coliform, E.coli.
|
Lưu vực sông/ vùng, tỉnh/Thành phố, cả nước
|
|
Các chỉ tiêu kiểm kê biến động về các công trình sử dụng nước
|
|
1
|
Kiểm kê các công trình khai thác sử dụng nước trên toàn bộ các lưu vực sông gồm hồ thủy điện, thủy lợi, có dung tích từ 1 triệu m3 trở lên (theo danh mục hồ chứa); các công trình khai thác nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 2m3/s; các công trình khai thác nước cho mục đích khác với lưu lượng từ 50.000m3/ngày.đêm.
|
Lưu vực sông/ vùng, tỉnh/Thành phố, cả nước
|
2
|
Tỷ lệ lượng nước các công trình sử dụng nước giữa lượng nước khai thác mùa cạn và lượng nước khai thác mùa lũ.
|
Lưu vực sông/ vùng, tỉnh/Thành phố, cả nước
|
3
|
Tỷ lệ lượng nước các công trình sử dụng nước trong năm với lượng nước sử dụng trung bình nhiều năm
|
Lưu vực sông/ vùng, tỉnh/Thành phố, cả nước
|
1.1. Biến động về lượng nước
- Thời gian bắt đầu và kết thúc mùa lũ
- Thời gian bắt đầu và kết thúc mùa cạn
- Tỷ lệ biến động nước mặt từng tháng: Biểu thị mức độ biến động của tổng lượng nước mặt trong năm thống kê.
- Tỷ số % tổng lượng dòng chảy mùa lũ so với tổng lượng dòng chảy năm: phản ánh mức độ điều tiết dòng chảy của lưu vực sông: tỷ lệ dòng chảy mùa lũ cao biểu thị tính điều tiết của lưu vực kém và do đó không lợi cho việc khai thác, sử dụng nguồn nước và đặc biệt nguy cơ xảy ra lũ lụt và lũ quét cao.
- Tỷ số % tổng lượng dòng chảy mùa cạn so với tổng lượng dòng chảy năm: biểu thị mức độ dòng chảy tập trung trong mùa cạn và do đó phản ảnh sự phân phối dòng chảy theo mùa (mùa lũ và mùa cạn) trong năm. Ngoài ra còn biểu thị tính điều tiết của lưu vực: Thông thường, tính điều tiết của lưu vực sông cao thì tỷ số dòng chảy mùa cạn lớn và ngược lại. Lưu vực sông có tỷ lệ dòng chảy mùa cạn thấp chứng tỏ sự phân hóa theo mùa của dòng chảy rất mạnh do tính điều tiết của lưu vực kém, thường xảy ra khô hạn, thiếu nước để cung cấp cho các nhu cầu, nhất là cho ăn uống, chăn nuôi và tưới.
- Tỷ số giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của dòng chảy năm: Biểu thị sự dao động của dòng chảy năm trong giai đoạn thống kê.
- Biên độ biến đổi giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của dòng chảy năm: Biểu thị sự dao động của dòng chảy năm trong giai đoạn thống kê
- Tỷ lệ % của lượng dòng chảy ba tháng liên tục lớn nhất so với lượng dòng chảy năm: Biểu thị mức độ tập trung của dòng chảy trong 3 tháng có dòng chảy trung bình tháng lớn nhất - phản ánh sự phân phối trong năm của dòng chảy sông suối
- Tỷ lệ % của lượng dòng chảy trung bình tháng lớn nhất so tháng với lượng dòng chảy năm: Biểu thị mức độ tập trung của dòng chảy trong tháng có dòng chảy trung bình tháng lớn nhất - phản ánh sự phân phối trong năm của dòng chảy sông suối
- Tỷ lệ % của lượng dòng chảy trung bình tháng của ba tháng liên tục nhỏ nhất so với lượng dòng chảy năm: Biểu thị mức độ tập trung của dòng chảy trong 3 tháng có dòng chảy trung bình tháng nhỏ nhất - phản ánh sự phân phối trong năm của dòng chảy sông suối
- Hệ số điều tiết tự nhiên của dòng chảy: phản ánh tác động tổng hợp của các yếu tố khí hậu và mặt đệm đến dòng chảy trên lưu vực sông/vùng (mức độ tổn thất dòng chảy trên lưu vực). Phản ánh tương quan giữa các thành phần cân bằng nước thời kỳ nhiều năm trong lưu vực sông khép kín, mức độ điều tiết của lưu vực, cũng như mức độ hoạt động khai thác trên bề mặt lưu vực của con người.
- Hệ số biến đổi Cv của dòng chảy năm: Biểu thị tính biến đổi trong thời kỳ nhiều năm của dòng chảy năm (dao động giữa các năm)
- Tỷ số % tổng lượng dòng chảy năm trung bình trong kỳ thống kê so với tổng lượng dòng chảy năm trung bình thời kỳ nhiều năm: Biểu thị sự dao động của giá trị dòng chảy năm trung bình thời kỳ thống kê so với thời kỳ nhiều năm trong điều kiện tự nhiên không có ảnh hưởng của con người, biểu thị mức độ ảnh hưởng hoạt động của con người trên lưu vực sông trong giai đoạn thống kê đối với đặc trưng dòng chảy năm.
1.2. Biến động về chất lượng nước
Biến động về nhóm các chỉ tiêu chất lượng nước mặt
(1) Tỷ số biến động của nhóm thông số pH: Biểu thị mức độ biến động của thông số pH trong giai đoạn thống kê. Độ pH là chỉ số xác định tính chất hóa học của dung dịch, với nước là chỉ số đo độ hoạt động của các ion Hydro (H+) trong nước. pH là một chỉ tiêu cần được xác định để đánh giá chất lượng nguồn nước. Sự thay đổi pH dẫn tới sự thay đổi thành phần hóa học của nước (sự kết tủa, sự hòa tan, cân bằng carbonat…), các quá trình sinh học trong nước. Giá trị pH của nguồn nước góp phần quyết định phương pháp xử lý nước.Thang đo độ pH được chia từ 0 – 14. Nước trung tính có chỉ số pH=7, nước có độ pH < 7 được gọi là nước có tính axit, pH > 7 là nước có tính kiềm.
Đo nồng độ pH để đánh giá khả năng ăn mòn kim loại đối với đường ống, các vật chứa nước. Đánh giá nguy cơ các kim loại có thể hoà tan vào nguồn nước như chì, đồng, sắt, cadmium, kẽm… có trong các vật chứa nước, trong đường ống. Với nguồn nước có độ pH lớn hơn 7 thì sẽ chưa các ion nhóm bicarbonate và carbonate. Với nguồn nước có độ pH thấp hơn 7 sẽ chưa các ion axit gây bào mòn các thiết bị bằng kim loại và gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Độ pH trong nước có sự liên quan mật thiết với tính ăn mòn đường ống dẫn nước, thiết bị và các vật dụng chứa nước. Trong trường hợp môi trường nước có độ pH thấp sẽ phản ứng với Clo khử trùng tạo thành chất trihalommethane gây ra bệnh ung thư.
(2) Tỷ số biến động của nhóm thông số thuốc bảo vệ thực vật: bao gồm các thông số Aldrin, BHC, Dieldrin, DDTs (p,p’-DDT, p,p’-DDD, p,p’-DDE), Heptachlor & Heptachlorepoxide. Thuốc bảo vệ thực vật họ clo hữu cơ (ví dụ DDT, DDD, DDE, α-BHC, aldrin, dieldrin, heptachlor) là một trong những nhóm chất ô nhiễm khó phân hủy (POPs) và tồn dư lâu trong nước cũng như trong trầm tích, gây ảnh hưởng không tốt cho đời sống thủy sinh và sức khỏe của con người. Vì vậy, hầu hết những chất này đã bị cấm sử dụng. Do đó, việc xác định tỷ số biến động của nhóm thông số thuốc bảo vệ thực vật trong các kì kiểm kê đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý, bảo vệ tài nguyên nước
(3) Tỷ số biến động của nhóm thông số kim loại nặng: bao gồm các thông số As, Cd, Pb, Cr6+, Cu, Zn, Hg.
a) Asen (As)
Asen là một nguyên tố hóa học có ký hiệu As. Asen là một á kim gây ngộ độc và có nhiều dạng thù hình: màu vàng (phân tử phi kim) và một vài dạng màu đen và xám (á kim) chỉ là số ít mà người ta có thể nhìn thấy. Ba dạng có tính kim loại của asen với cấu trúc tinh thể khác nhau cũng được tìm thấy trong tự nhiên.
Cần phân biệt giữa asen vô cơ và asen hữu cơ, trong khi arsen vô cơ có độc tính mạnh, arsen hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên từ sự phân hủy các loài cá, hải sản, không có độc tính và đào thải nhanh chóng khỏi cơ thể con người.
Khi sử dụng nước uống có hàm lượng asen cao trong thời gian dài, dẫn đến rối loạn mạch máu ngoại vi và có triệu chứng lâm sàng như là chân răng đen. Các ảnh hưởng có hại có thể xuất hiện như yếu chức năng gan, bệnh tiểu đường, các loại ung thư nội tạng( bàng quang, gan, thận), các loại bệnh về da( chứng tăng mô biểu bì, chứng tăng sắc tố mô và ung thư da).
b) Cadimi (Cd)
Cadimi một nguyên tố hóa học có ký hiệu Cd. Là một kim loại chuyển tiếp tương đối hiếm, mềm, màu trắng ánh xanh và có độc tính, cadimi tồn tại trong các quặng kẽm và được sử dụng chủ yếu trong các loại pin.
c) Chì (Pb)
Chì một nguyên tố hóa học có ký hiệu Pb. Chì là một kim loại mềm, nặng, độc hại và có thể tạo hình. Chì có màu trắng xanh khi mới cắt nhưng bắt đầu xỉn màu thành xám khi tiếp xúc với không khí. Khi tiếp xúc ở một mức độ nhất định, chì là chất độc đối với động vật cũng như con người. Nó gây tổn thương cho hệ thần kinh và gây ra rối loạn não. Tiếp xúc ở mức cao cũng gây ra rối loạn máu ở động vật. Giống với thủy ngân, chì là chất độc thần kinh tích tụ trong mô mềm và trong xương.
d) Crom VI (Cr6+)
Crom là một kim loại cứng, mặt bóng, màu xám thép với độ bóng cao và nhiệt độ nóng chảy cao. Nó là chất không mùi, không vị và dễ rèn. Các trạng thái ôxi hóa phổ biến của crom là +2, +3 và +6, với +3 là ổn định nhất. Các trạng thái +1, +4 và +5 là khá hiếm. Các hợp chất của crom với trạng thái ôxi hóa +6 là những chất có tính ôxi hóa mạnh. Các hợp chất crom hóa trị sáu (crom VI) độc hại nếu nuốt/hít phải. Hợp chất CR+ rất độc có thể gây ung thư phổi, gây loét dạ dày,ruột non, viêm gan, viêm thận, gây độc cho hệ thần kinh và tim…Crom xâm nhập vào nguồn nước từ nước thaỉ của các nhà máy mại điện, nhuộn thuộc da, chất nổ, đò gốm, sản xuất mực viết, mực in, in tráng ảnh…
- Đồng (Cu)
Đồng là kim loại dẻo có độ dẫn điện và dẫn nhiệt cao. Các ion đồng (II) tan trong nước với nồng độ thấp có thể dùng làm chất diệt khuẩn, diệt nấm và làm chất bảo quản gỗ. Với số lượng đủ lớn, các ion này là chất độc đối với các sinh vật bậc cao hơn, với nồng độ thấp hơn, nó là một vi chất dinh dưỡng đối với hầu hết các thực vật và động vật bậc cao hơn.
- Kẽm (Zn)
Kẽm là một nguyên tố kim loại chuyển tiếp, ký hiệu là Zn. Kẽm là một chất khoáng vi lượng thiết yếu cho sinh vật và sức khỏe con người, đặc biệt trong quá trình phát triển của thai nhi và của trẻ sau khi sinh. Thiếu kẽm liên quan đến nguyên nhân một số bệnh. Ở trẻ em, thiếu kẽm gây ra chứng chậm phát triển, phát dục trễ, dễ nhiễm trùng và tiêu chảy. Các enzym liên kết với kẽm trong trung tâm phản ứng có vai trò sinh hóa quan trọng như alcohol dehydrogenase ở người. Ngược lại việc tiêu thụ quá mức kẽm có thể gây ra một số chứng như hôn mê, bất động cơ và thiếu đồng.
- Thủy ngân (Hg)
Thủy ngân là nguyên tố kim loại duy nhất ở dạng lỏng ở điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ và áp suất. Ngộ độc thủy ngân hay Nhiễm độc thủy ngân là một dạng ngộ độc kim loại do tiếp xúc với thủy ngân. Các triệu chứng phụ thuộc vào loại, liều lượng, phương pháp và thời gian tiếp xúc. Chúng có thể bao gồm yếu cơ, phối hợp kém, tê ở tay và chân, nổi mẩn da, lo lắng, gặp vấn đề về trí nhớ, nói khó khăn, khó nghe hoặc gặp khó khăn khi nhìn.
Do đó, việc xác định biến động của nhóm thông số kim loại nặng trong các kì kiểm kê đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý, bảo vệ tài nguyên nước.
(4) Tỷ số biến động của nhóm thông số hữu cơ và dinh dưỡng: bao gồm các thông số DO, BOD5, COD, TOC, N-NH4, N-NO3, N-NO2, P-PO4.
a) Oxigen hòa tan trong nước (DO : Dissolved Oxygen) không tác dụng với nước về mặt hóa học. Hàm lượng DO trong nước phụ thuộc nhiều yếu tố như áp suất, nhiệt độ, thành phần hóa học của nguồn nước, số lượng vi sinh, thủy sinh vật… Hàm lượng oxigen hòa tan là một chỉ số đánh giá tình trạng của nguồn nước. Mọi nguồn nước đều có khả năng tự làm sạch nếu như nguồn nước đó còn đủ một lượng DO nhất định. Khi DO xuống đến khoảng 4 – 5 mg/L, số sinh vật có thể sống được trong nước giảm mạnh. Nếu hàm lượng DO quá thấp, thậm chí không còn, nước sẽ có mùi và trở nên đen do trong nước lúc này diễn ra chủ yếu là các quá trình phân hủy yếm khí, các sinh vật không thể sống được trong nước này nữa.
Hàm lượng DO có quan hệ mật thiết đến các thông số COD và BOD của nguồn nước. Nếu trong nước hàm lượng DO cao, các quá trình phân hủy các chất hữu cơ sẽ xảy ra theo hướng háo khí (aerobic), còn nếu hàm lượng DO thấp, thậm chí không còn thì quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong nước sẽ xảy ra theo hướng yếm khí (anaerobic).
DO là lượng oxi hòa tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các thủy sinh. DO được sử dụng như một thông số để đánh giá mức độ ô nhiễm chất hữu cơ của các nguồn nước, giá trị DO càng cao thì khả năng tự làm sạch của môi trường càng lớn.
b) COD
Nhu cầu oxigen hóa học (COD : Chemical Oxygen Demand) là lượng oxigen cần thiết (cung cấp bởi các chất hóa học) để oxid hóa các chất hữu cơ trong nước. Các chất hữu cơ trong nước có hoạt tính hóa học khác nhau. COD giúp phần nào đánh giá được lượng chất hữu cơ trong nước có thể bị oxid hóa bằng các chất hóa học (tức là đánh giá mức độ ô nhiễm của nước).
c) BOD5
Nhu cầu oxigen sinh hóa (BOD : Biochemical Oxygen Demand) là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hóa các chất hữu cơ trong 5 ngày. Tương tự như COD, BOD cũng là một chỉ tiêu dùng để xác định mức độ nhiễm bẩn của nước (đơn vị tính cũng là mgO2/L). Trong môi trường nước, khi quá trình oxy hóa học xảy ra thì các vi sinh vật sử dụng hòa tan, vì vậy xác định tổng lượng hòa tan cần thiết cho quá trình phân hủy sinh học là phép đo quan trọng đánh giá ảnh hưởng của một dòng thải đối với nguồn nước. BOD có ý nghĩa biểu thị lượng các chất thải hữu cơ trong nước có thể bị phân hủy bằng các vi sinh vật.
d) TOC
Tổng lượng cacbon hữu cơ là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả phép đo chất gây ô nhiễm (dựa vào cacbon) hữu cơ trong hệ thống nước. Ô nhiễm hữu cơ có thể bắt nguồn từ nhiều nguồn khác nhau, do “chất hữu cơ” là những hợp chất như đường, đường mía, rượu, dầu khí, xi măng PVC, các dẫn xuất nhựa, vv.
e) Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)
TSS là trọng lượng khô của đất bị giữ lại bởi lưới lọc. Nó là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước sử dụng để đo lường chất lượng nước thải sau khi xử lý tại một nhà máy xử lý nước thải.
f) N-NH4, N-NO3, N-NO2
Nitơ trong môi trường tồn tại ở nhiều dạng hóa học khác nhau bao gồm nitơ hữu cơ như ammoni (NH4+), nitrit (NO2-), nitrat (NO3-), nitơ ôxit (N2O), nitric ôxit (NO), hoặc nitơ vô cơ như khí nitơ (N2). Nitơ hữu cơ có thể tồn tại trong các sinh vật sống, đất mùn, hoặc các sản phẩm trung gian của quá trình phân hủy các vật chất hữu cơ. Các quá trình trong chu trình nitơ chuyển đổi nitơ từ một dạng này sang dạng khác. Một số quá trình này được tiến hành bởi các vi khuẩn, qua quá trình đó hoặc để chúng lấy năng lượng hoặc để tích tụ nitơ thành một dạng cần thiết cho sự phát triển của chúng.
g) P-PO4
Photphat là chất dinh dưỡng cần cho sự phát triển của thực vật thủy sinh. Nồng độ photphat trong các nguồn nước không ô nhiễm thường nhỏ hơn 0,01 mg/L. Nước sông bị ô nhiễm do nước thải đô thị, nước thải công nghiệp hoặc nước chảy tràn từ đồng ruộng chứa nhiều loại phân bón, có thể có nồng độ photphat đến 0,5 mg/L.
Việc xác định tỷ số biến động của nhóm thông số hữu cơ và dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong ngành nông nghiệp, từ đó góp phần quy hoạch và quản lý tài nguyên nước hợp lý hơn.
(5) Tỷ số biến động của nhóm thông số vi sinh: bao gồm các thông số Coliform, E.coli.
a) Coliform
Chỉ số coliform là một đánh giá về độ tinh khiết của nước dựa trên số lượng vi khuẩn tồn tại trong phân. Coliforms nhiệt có thể tự tồn tại trong nước, đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới
b) E.coli
Escherichia coli (viết tắt: E. coli) hay trực khuẩn lị là một loài vi khuẩn Gram âm, phân bố rất rộng trong môi trường sống trên Trái Đất, hay có mặt ở thực phẩm, nguồn nước, thường kí sinh trong ruột già của người và hầu hết các loài Thú đẳng nhiệt. Sự có mặt của chúng trong nguồn nước là một chỉ tiêu quan trọng để đo độ sạch của nước, do E. coli bị thải ra môi trường qua phân, có khả năng tiếp tục tạo nên các quần thể sống tự do, sinh trưởng mạnh trong phân tươi ở điều kiện hiếu khí vài ba ngày rồi mới giảm tăng trưởng.
1.3. Biến động về các công trình sử dụng nước
- Kiểm kê các công trình khai thác sử dụng nước trên toàn bộ các lưu vực sông gồm hồ thủy điện, thủy lợi, có dung tích từ 1 triệu m3 trở lên (theo danh mục hồ chứa); các công trình khai thác nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 2m3/s; các công trình khai thác nước cho mục đích khác với lưu lượng từ 50.000m3/ngày.đêm. Các thông số kiểm kê gồm:
+ Tên công trình,
+ Loại công trình,
+ Vị trí,
+ Mục tiêu phục vụ,
+ Diện tích lưu vực,
+ Tổng lưu lượng khai thác trong từng năm,106m3/năm đối với các công trình khác ngoài hồ chứa;
+ Các thông số chính: Mực nước dâng bình thường, Mực nước chết, Mực nước gia cường, Dung tích hữu ích, Dung tích chết, Dung tích gia cường đối với các hồ chứa.
- Tỷ lệ lượng nước các công trình sử dụng nước giữa lượng nước khai thác mùa cạn và lượng nước khai thác mùa lũ.
- Tỷ lệ lượng nước các công trình sử dụng nước trong năm với lượng nước sử dụng trung bình nhiều năm
2. Lựa chọn các nhóm chỉ tiêu kiểm kê chất lượng nước mặt
2.1. Chỉ tiêu tài nguyên nước và nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn
Để điều tra, khảo sát, đánh giá và khai thác, sử dụng và bảo vệ cũng như quản lý tài nguyên nước, cần có các chỉ tiêu thống kê tài nguyên nước. Các chỉ tiêu tài nguyên nước được xác định trên cơ sở số liệu đo đạc, điều tra khảo sát, thống kê theo các phương pháp được quy định trong các Quy phạm, quy định hiện hành với độ chính xác đạt yêu cầu. Việc xác định các chỉ tiêu tài nguyên nước có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia, một lãnh thổ... bởi:
1). Hệ thống chỉ tiêu tài nguyên nước là cơ sở khoa học quan trọng của công tác đều tra cơ bản tài nguyên nước, bao gồm xây dựng, hoàn chỉnh mạng lưới điều tra tài nguyên nước; thống kê, kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước...;
2). Hệ thống chỉ tiêu tài nguyên nước là cơ sở khoa học phục vụ cho xây dựng chiến lược, quy hoạch tài nguyên nước, bảo vệ tài nguyên nước;
3). Các chỉ tiêu tài nguyên nước phục vụ cho khai thác, sử dụng tài nguyên nước; là một trong những tư liệu, tài liệu cơ bản trong quy hoạch, thiết kế quản lý các công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước; phòng tránh và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai về nước gây ra. Và do đó, hệ thống chỉ tiêu tài nguyên nước phục vụ cho phát triển bền vững kinh tế xã hội.
2.2. Nguyên tắc lựa chọn chỉ tiêu tài nguyên nước
Các chỉ tiêu tài nguyên nước được lựa chọn theo một số nguyên tắc dưới đây:
Tính khoa học: Phản ánh đặc điểm của tài nguyên nước; khả năng và hiện trạng khai thác, sử dụng; tình hình ô nhiễm nguồn nước…
Tính thực tiễn: Có số liệu/tài liệu để xác định, phương pháp tính toán dễ áp dụng, không phức tạp, đòi hỏi nhiều số liệu, tư liệu.
Tùy theo tình hình số liệu, tư liệu hiện có cũng như yêu cầu của phát triển tài nguyên nước mà lựa chọn các chỉ tiêu tài nguyên nước cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội.
2.3. Lựa chọn nhóm chỉ tiêu kiểm kê biến động nước
a. Nhóm I: Biến động về lượng nước. Bao gồm các chỉ tiêu:
- Tỷ lệ biến động nước mặt từng tháng
- Tỷ số % tổng lượng dòng chảy mùa lũ so với tổng lượng dòng chảy năm
- Tỷ số % tổng lượng dòng chảy mùa cạn so với tổng lượng dòng chảy năm
- Tỷ số giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của dòng chảy năm
- Biên độ biến đổi giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của dòng chảy năm
- Tỷ lệ% của lượng dòng chảy ba tháng liên tục lớn nhất so với lượng dòng chảy năm
- Tỷ lệ% của lượng dòng chảy trung bình tháng lớn nhất so tháng với lượng dòng chảy năm
- Tỷ lệ% của lượng dòng chảy trung bình tháng của ba tháng liên tục nhỏ nhất so với lượng dòng chảy năm
- Hệ số biến đổi Cv của dòng chảy năm
- Hệ số điều tiết tự nhiên của dòng chảy
- Tỷ số % tổng lượng dòng chảy năm trung bình trong kỳ thống kê so với tổng lượng dòng chảy năm trung bình thời kỳ nhiều năm
b. Nhóm II: biến động về chất lượng nước, bao gồm các chỉ tiêu:
- Tỷ số biến động của nhóm thông số pH
- Tỷ số biến động của nhóm thông số thuốc bảo vệ thực vật: bao gồm các thông số Aldrin, BHC, Dieldrin, DDTs (p,p’-DDT, p,p’-DDD, p,p’-DDE), Heptachlor & Heptachlorepoxide.
- Tỷ số biến động của nhóm thông số kim loại nặng: bao gồm các thông số As, Cd, Pb, Cr6+, Cu, Zn, Hg.
- Tỷ số biến động của nhóm thông số hữu cơ và dinh dưỡng: bao gồm các thông số DO, BOD5, COD, TOC, N-NH4, N-NO3, N-NO2, P-PO4.
- Tỷ số biến động của nhóm thông số vi sinh: bao gồm các thông số Coliform, E.coli.
c. Nhóm III: bao gồm nhóm chỉ tiêu biến động nước mặt do các công trình sử dụng nước
- Kiểm kê các công trình khai thác sử dụng nước trên toàn bộ các lưu vực sông gồm hồ thủy điện, thủy lợi, có dung tích từ 1 triệu m3 trở lên (theo danh mục hồ chứa); các công trình khai thác nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 2m3/s; các công trình khai thác nước cho mục đích khác với lưu lượng từ 50.000m3/ngày.đêm.
- Tỷ lệ lượng nước các công trình sử dụng nước giữa lượng nước khai thác mùa cạn và lượng nước khai thác mùa lũ.
- Tỷ lệ lượng nước các công trình sử dụng nước trong năm với lượng nước sử dụng trung bình nhiều năm.