Nghiên cứu các tiêu chí chống san lấp hồ, ao

 

Tại Hoa Kỳ, theo Luật Nước sạch, quy trình cấp phép san lấp mặt nước tại Hoa Kỳ bao gồm 12 bước: (1) Cá nhân và tổ chức nộp hồ sơ cấp phép tại cơ quan chức năng; (2) Cơ quan chức năng xác nhận và tiến hành xử lý hồ sơ; (3) Cơ quan chức năng ra công báo rộng rãi để cộng đồng người dân có thông tin; (4) Khởi động thời gian chờ 30 ngày để tiếp nhận thông tin phản ánh và phản hồi từ cộng đồng, (5) Hồ sơ cấp phép được gửi lên Công binh Lục quân Hoa Kỳ; (6) Hồ sơ cấp phép được xin ý kiến các cơ quan chức năng khác có liên quan (Cơ quan Môi trường Hoa Kỳ,…); (7) Tiến hành hoạt động điều trần công khai nếu cần thiết; (8) Hồ sơ cấp phép được đánh giá về các khía cạnh khác nhau (cảnh quan, thủy sản, sử dụng đất, kinh tế, sản xuất lương thực, bảo tồn giá trị văn hóa,…); (9) Nếu hồ sơ bị từ chối cấp phép thì hồ sơ không được xem xét nữa; (10) Trong trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu, cơ quan chức năng sẽ ra quyết định cấp phép; (11) Cá nhân và tổ chức nộp đơn cấp phép tiến hành kí kết biên bản và đóng phí cấp phép; (12) Cơ quan chức năng cấp giấy phép san lấp.

Tại Trung Quốc, các hoạt động san lấp mặt nước được quản lý tương đối chặt chẽ theo hướng hạn chế tối đa san lấp mặt nước để bảo vệ hệ sinh thái và môi trường. Vào năm 2018, các hoạt động san lấp mặt nước mới đã không còn được các cơ quan chức năng cấp phép. Việc san lấp mặt nước chỉ được thực hiện khi các hoạt động này mang tầm chiến lược và nhằm mục đích đảm bảo quốc phòng và an ninh quốc gia. Do đó, chỉ các dự án san lấp mặt nước được đề xuất theo yêu cầu của Ban chấp hành Trung ương, Chính phủ, Quân ủy Trung ương, và các tỉnh mới được xem xét. Quy trình xem xét đòi hỏi các dự án này phải được thẩm định bởi Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia và Bộ Tài nguyên thiên nhiên trước khi được Chính phủ phê duyệt.

Tại Indonesia, Luật về Quản lý và bảo vệ môi trường quy định các hoạt động san lấp mặt nước trước khi tiến hành phải có đánh giá tác động môi trường. Luật về Quản lý các khu vực bờ biển và đảo nhỏ quy định các hoạt động san lấp mặt nước là hoạt động được cho phép tiến hành nhưng trước khi tiến hành, các cá nhân hay tổ chức san lấp phải xin cấp giấy phép. Cuối cùng, Quyết định số 122 năm 2012 của Tổng thống Indonesia nêu ra các quy định cụ thể về san lấp mặt nước khu vực ven biển và đảo nhỏ. Cụ thể, việc san lấp mặt nước tại Indonesia phải đảm bảo: (1) Tính bền vững của cuộc sống người dân và của xã hội; (2) Cân bằng giữa việc sử dụng đất và bảo vệ chức năng môi trường của khu vực ven biển và đảo nhỏ; (3) Các yêu cầu kỹ thuật trong các phương pháp san lấp, lấn biển và vật liệu sử dụng trong san lấp, lấn biển. Ngoài ra, việc san lấp mặt nước tại Indonesia cần phải đảm bảo thực hiện theo các kế hoạch và quy hoạch san lấp.

Hiện nay, Việt Nam đã có các chính sách liên quan đến bảo tồn và phát triển các vùng đất ngập nước như: (1) Nghị định số 66/2019/NĐ-CP của Chính phủ về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước; (2) Thông tư số 07/2020/TT-BTNMT về hướng dẫn Điểm c Khoản 1 Điều 31 Nghị định số 66/2019/NĐ-CP về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành; (3) Quyết định số 1093/QĐ-TCMT năm 2016 hướng dẫn kỹ thuật phân loại đất ngập nước do Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường ban hành; (4) Các chính sách khác liên quan đến khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo tồn ven biển.

Từ việc nghiên cứu các chính sách trong nước và trên thế giới cho thấy, việc xếp hạng ưu tiên các vùng đất ngập nước (bao gồm vùng đất ngập nước đô thị) để bảo tồn và phục hồi thường được xác định dựa trên khả năng/tiềm năng hỗ trợ đạt được các mục tiêu mong muốn hoặc đáp ứng các nhu cầu cụ thể được xác định. Các mục tiêu hình thành kế hoạch ưu tiên thường được định hướng về mặt sinh thái, tập trung vào nhu cầu bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm và các hệ sinh thái khó thay thế, nhưng cũng có thể được định hình bởi khả năng cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái có lợi trực tiếp hơn cho sức khỏe và phúc lợi của con người, chẳng hạn như giảm nguy cơ lũ lụt và hiệu ứng đảo nhiệt đô thị, hoặc cung cấp khả năng tiếp cận không gian xanh.

Các nhóm chỉ số chính có thể được lựa chọn và sử dụng theo danh mục các chỉ số được Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) đưa ra theo các nhóm và tiểu nhóm bao gồm:

   - Chỉ số sinh thái: Cấu trúc tự nhiên; Sự ổn định của hành lang và bờ biển; Chế độ dòng chảy; Tính toàn vẹn sinh học; Kết nối thuỷ sinh; Lịch sử sinh thái;

   - Chỉ số căng thẳng: Thay đổi thuỷ văn; Rủi ro sinh học hoặc khí hậu;

   - Chỉ số xã hội: Mức độ thông tin, sự chắc chắn và lập kế hoạch; Các vấn đề kinh tế xã hội; Sức khỏe con người, sử dụng có lợi, công nhận và khuyến khích.

Trần Văn Trà, Nguyễn Tú Anh

 

 VienKHTNN.Core - VienKHTNN_SuKien

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Nghiên cứu các quy định pháp luật và chính sách về tái sử dụng, tuần hoàn nước thông qua hệ thống xử lý nước thải tập trung tại Việt Nam

Ở Việt Nam, để quản lý nước thải, Chính phủ đã ban hành Nghị định 80/2014/NĐ-CP về quản lý thoát ...

Công cụ chính sách và kinh tế trong quản lý tài nguyên nước

Nước là một nguồn tài nguyên ngày càng khan hiếm cả về chất lượng và số lượng. Nhu cầu sử ...

Các nguyên tắc cơ bản trong quản trị nước

Tính chất đa tầng, đa quy mô và đa tác nhân của các hệ thống nước dẫn đến sự phức ...

Các cách tiếp cận quản lý nước trong nền kinh tế tuần hoàn

Trong những thập kỷ gần đây, tình trạng khan hiếm nước là hậu quả của quá trình đô thị hóa ...

Một số giải pháp trong tái sử dụng, tuần hoàn nước tại chỗ đối với công nghiệp và thương mại

Chất lượng nước tốt là điều cần thiết đối với sức khỏe con người, với sự phát triển kinh tế ...

 VienKHTNN.Core - VienKHTNN_LienKet

 VienKHTNN.Core - VienKHTNN_AnPham_Phai

ẤN PHẨM NỔI BẬT

 Content Editor

 VienKHTNN.Core - VienKHTNN_BinhLuan

BÌNH LUẬN